Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, siêu lạm phát đang trở thành từ khóa nóng được giới đầu tư và truyền thông đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là dạng lạm phát thông thường mà là hiện tượng tài chính cực đoan, có thể làm sụp đổ giá trị tiền tệ, phá vỡ nền kinh tế và đẩy người dân vào khủng hoảng. Vậy siêu lạm phát là gì, vì sao xảy ra và dấu hiệu nào giúp nhận biết sớm? Cùng sanforex khám phá ngay để chủ động ứng phó trước mọi kịch bản rủi ro.

Siêu lạm phát là gì? Đôi nét khái niệm về siêu lạm phát

Siêu lạm phát là từ dùng để diễn tả và đo lường mức giá chung tăng mạnh, không thể kiểm soát và quá mức cho phép, điều này làm cho tình trạng lạm phát diễn ra mạnh mẽ.

Lạm phát là thước đo mức độ tăng giá của hàng hóa cùng với dịch vụ trên nền kinh tế. Từ này được dùng để diễn tả trạng thái giá cả hàng hóa cùng với dịch vụ tăng đột biến trong một khoảng thời gian. Vậy siêu lạm phát là bao nhiêu phần trăm? Thường thì siêu lạm phát diễn ra khi tỷ lệ lạm phát tăng hơn 50% hàng tháng.

Siêu lạm phát xuất hiện khi tỷ lệ lạm phát vượt quá 50% mỗi tháng

Siêu lạm phát xuất hiện khi tỷ lệ lạm phát vượt quá 50% mỗi tháng

Siêu lạm phát được thúc đẩy từ sự gia tăng mạnh từ lượng tiền lưu thông. Xuất hiện khi chính phủ in tiền nhằm chi tiêu hoặc từ lạm phát vì cầu kéo, nghĩa là nhu cầu vượt cao hơn nguồn cung, điều này làm giá leo thang.

Siêu lạm phát là điều ít xảy ra đối với các nền kinh tế phát triển, tuy nhiên hiện tượng này lại xuất hiện nhiều trong lịch sử nền kinh tế của Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Georgia. 

Nội dung tiếp theo Sanforex sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về tính chất của Hyperinflation là gì? Đừng bỏ lỡ nhé! 

Tính chất của siêu lạm phát là gì?

Lạm phát được xác định bởi Tổng cục Thống kê (GSO) bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo chính để đánh giá xu hướng và khả năng biến động mức giá chung dựa theo thời gian của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng mỗi ngày của người sử dụng.

Thế nhưng, siêu lạm phát là tình trạng nặng nhất trong lạm phát. Mức lạm phát trên 5% là một con số cao, tình trạng siêu lạm phát được xác định khi tỷ lệ đạt hơn 50% hàng tháng thì cũng thấy được đó là một siêu lạm phát.

Tổng cục Thống kê sẽ đứng ra đánh giá mức độ lạm phát bằng CPI

Tổng cục Thống kê sẽ đứng ra đánh giá mức độ lạm phát bằng CPI

Đối với môi trường siêu lạm phát, giá cả sẽ tăng lên mỗi ngày hoặc hàng tuần, điều này khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn đối với chi tiêu cho những nhu yếu phẩm cần thiết. Có thể hiểu là khi nhiều tiền được bơm vào thị trường làm giá trị của chúng giảm thấp hơn so với giá trị thực tế.

Ngoài ra, siêu lạm phát cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người, gây nên nhiều thiệt hại nặng nề. Giá của các sản phẩm như bánh mì, cà phê, trà sẽ tăng mạnh qua mỗi ngày, làm cho người dân khó có thể chấp nhận. Siêu lạm phát khó quản lý và cần sự can thiệp từ phía chính phủ cũng như ngân hàng trung ương nhằm lấy lại sự tin tưởng của người dân, ổn định giá trị đồng tiền và giảm lạm phát.

Người dân sẽ phải chi khoản tiền lớn đối với những sản phẩm thông thường

Người dân sẽ phải chi khoản tiền lớn đối với những sản phẩm thông thường

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát – Hyperinflation là gì?

Để hiểu rõ hơn về bản chất và mức độ nguy hiểm của siêu lạm phát, trước hết chúng ta cần đi sâu vào những nguyên nhân cốt lõi đã và đang gây ra tình trạng lạm phát trong nền kinh tế.

Sản xuất tiền vượt mức cho phép

Ngân hàng trung ương cần quản lý lượng tiền sản xuất ra nền kinh tế. Nếu ngân hàng quyết định tăng lượng tiền phát hành như trong giai đoạn suy thoái hay kinh tế gặp khó khăn. Hoạt động này giúp các ngân hàng cho vay, người dân và doanh nghiệp thoải mái hơn trong việc vay và chi tiêu.

Bên cạnh đó, nếu chính phủ phải chịu khoản nợ lớn mà không có đủ khả năng để chi trả, họ sẽ chọn thúc đẩy cung tiền nhằm trả những khoản nợ mà mình đang gánh. Khi mọi người không còn nhiều niềm tin vào đồng tiền sẽ là nguồn cơ xuất hiện siêu lạm phát.

Thế nhưng, siêu lạm phát diễn ra nếu số tiền thu hồi về không kèm với sự tăng trưởng kinh tế phù hợp, được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ số thể hiện được sản lượng nền kinh tế. Khi tổng sản phẩm trong nước không phát triển, doanh nghiệp sẽ phải tăng giá nhằm mang về lợi nhuận và có thể hoạt động vững chắc trên thị trường.

In tiền mất kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện siêu lạm phát

In tiền mất kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện siêu lạm phát

Khi người dân có nhiều tiền hơn, họ sẽ mạnh dạng chi tiêu ở những khoản lớn hơn, qua đây giúp gia tăng tình trạng lạm phát. Khi công ty tăng giá, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mua và ngân hàng trung ương phát hành thêm tiền nếu sản lượng kinh tế không có dấu hiệu tăng trưởng. Giai đoạn lạm phát tăng mạnh sẽ tạo điều kiện để phát triển thành siêu lạm phát.

Tổng cầu cao hơn tổng cung

Khi tổng cầu (tổng nhu cầu sử dụng và đầu tư) cao hơn tổng cung (lượng hàng hóa và dịch vụ có trên nền kinh tế). Hay dễ hiểu hơn là mức giá tăng cao vì nguồn cung không phù hợp khi mức cầu tăng mạnh từ người sử dụng và doanh nghiệp.

Không còn nhiều niềm tin vào đồng tiền

Khi người dân không còn nhiều niềm tin vào khả năng ổn định của đồng tiền trong nước, họ sẽ đổ xô bán tháo hay xài nhanh chóng để tránh mất đi giá trị của chúng. Từ đó, rơi vào trạng thái xuống giá và đồng tiền rơi giá nhanh, tình trạng lạm phát gia tăng theo cấp số nhân.

Ảnh hưởng bởi chấn động bên ngoài

Các sự kiện lớn như chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt hay những chất động trên kinh tế bên ngoài sẽ ảnh hưởng xuất đến nền kinh tế trong nước, giá tăng chóng mặt. Nếu chính phủ lựa chọn bơm tiền vào sẽ hình thành siêu lạm phát.

Không có nhiều năng lực trong sản xuất

Nếu một khu vực không có khả năng sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ nhưng nhu cầu vẫn cao, giá cả sẽ được thúc đẩy mạnh. Không ổn định về cung và cầu sẽ khiến giá cả ngày càng tăng cao, khiến thị trường đối mặt với lạm phát nặng.

Những ảnh hưởng của siêu lạm phát

Với thông tin trên bạn cũng nắm được khái niệm, tính chất và cả nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát là gì? Tiếp theo đây Sanforex sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về những ảnh hưởng của tình trạng này.

Hyperinflation mang lại nhiều ảnh hưởng xấu, người dân sẽ mua và lưu trữ nhiều hàng hóa thiết yếu khiến hao hiệu nguồn cung. Điều này dẫn đến tiền tệ mất giá khi giá cả sản phẩm tăng mạnh do lạm phát tác động lên sức mua. Người dân sẽ phải chi tiêu với số tiền lớn cho ít sản phẩm, làm cho họ không đủ đáp ứng chi trả cho những lần mua cơ bản.

Siêu lạm phát đưa người dân vào cuộc sống khó khăn và nhiều thử thách kinh tế

Siêu lạm phát đưa người dân vào cuộc sống khó khăn và nhiều thử thách kinh tế

Khi người dân mất đi niềm tin vào đồng tiền quốc gia, họ sẽ không còn nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng, khiến tổ chức tài chính đứng trước bờ vực sụp đổ. Trong trường hợp người dùng và doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế, nguồn thu ngân sách từ chính phủ sẽ giảm mạnh, nhà nước không hỗ trợ được các dịch vụ cần thiết cho xã hội.

Điểm khác biệt giữa lạm phát và siêu lạm phát

Để có thể phân biệt được giữa lạm phát và siêu lạm phát bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt dưới đây:

Lạm phát Siêu lạm phát
Khái niệm Mức tăng trưởng giá chung trong một khoảng thời gian dài Mức tăng trưởng vượt mạnh và không thể quản lý trong khoảng thời gian ngắn. 
Khả năng tăng giá Mức giá tăng ở khoảng trung bình Giá cả tăng mạnh và khó quản lý
Nguyên nhân Xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như cầu tăng, chi phí sản xuất, chính sách tiền tệ Sự tăng trưởng mạnh của lượng tiền tăng mạnh, khiến mất niềm tin đối với đồng tiền, nền chính trị không ổn định, những ảnh hưởng từ bên ngoài 
Ảnh hưởng Sức mua sụt giảm, bất ổn, mức độ tăng trưởng kinh tế Giảm khả năng mua mạnh, nền kinh tế bị xáo trộn, xã hội và chính trị bất ổn
Giá trị tiền tệ Tiền tệ dần dần mất giá Tiền tệ giảm sâu và nhanh chóng

Những phương pháp ứng phó siêu lạm phát

Dưới sức ép của siêu lạm phát, việc chủ động tìm giải pháp không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn là yếu tố sống còn đối với cả cá nhân và doanh nghiệp. Vậy đâu là những phương pháp ứng phó hiệu quả trong bối cảnh này?

Chính phủ và ngân hàng trung ương

Để có thể giải quyết tình trạng siêu lạm phát chính phủ và ngân hàng trung ương cần đưa ra các biện pháp mạnh mẽ. Dưới đây là các biện pháp để ứng phó với siêu lạm phát trên thế giới:

  • Thu hẹp chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương sẽ giảm nguồn cung tiền thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp như gia tăng lãi suất hay thúc đẩy tỷ lệ dự trữ bắt buồn. Qua đây giúp giảm thiểu lượng tiền dư trong nền kinh tế và quản lý lạm phát.
  • Tiền tệ ổn định: Chính phủ cần tiến hành các bước để lấy lại niềm tin vào đồng tiền, ví dụ như chuyển sang dùng một đồng tiền thế giới để giúp ổn định và cho ra mắt đồng tiền mới nhằm xây dựng một kế hoạch kinh tế rõ ràng, an toàn để giảm tổn thất và gây áp lực cho cung tiền.
  • Cải cách cơ cấu: Các cải cách dài hạn như tiến hành cải thiện nguồn thu thuế, thu hút thêm đầu tư, tình hình chính trị trở nên ổn định hơn, ngăn chặn tham nhũng sẽ giúp nền kinh tế chắc chắn và giảm khả năng lạm phát về sau.
  • Viện trợ thế giới: Nếu quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi siêu lạm phát và cần sự trợ giúp quốc tế (viện trợ), hỗ trợ về mặt kỹ thuật hay cơ cấu lại nợ nhằm thiết lập lại nền kinh tế ổn định và hạn chế lạm phát.
Phía chính phủ và ngân hàng trung ương cần đẩy mạnh các biện pháp để ngăn chặn

Phía chính phủ và ngân hàng trung ương cần đẩy mạnh các biện pháp để ngăn chặn

Nhà đầu tư

Hyperinflation là một hiện tượng tuy nguy hiểm nhưng rất khó xuất hiện, nhất là các quốc gia đang phát triển, nơi mag ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ quản lý và điều khiển lạm phát. Thế nhưng, để không bị ảnh hưởng nhiều đến danh mục đầu tư bạn cần đưa ra các biện pháp hiệu quả.

Đa dạng danh mục đầu tư là điều cần thiết để hạn chế rủi ro. Hàng hóa và bất động sản thường tăng giá khi đối mặt với lạm phát, vì thế việc đa dạng và cân bằng danh mục giúp bạn bảo vệ tài sản an toàn.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể dùng đến quỹ tương hỗ hay quỹ hoán đổi danh mục sử dụng chiến lược hoán đổi lạm phát để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của lạm phát cho danh mục đầu tư.

Các nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu các rủi ro

Các nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu các rủi ro

Một số ví dụ về siêu lạm phát trên thế giới

Để hình dung rõ hơn về Hyperinflation bạn có thể tham khảo ngay các ví dụ về siêu lạm phát ngay dưới đây: 

Siêu lạm phát tại Nam Tư (Yugoslavia)

Vào những năm 1990, Nam Tư đã trải qua đợt siêu lạm phát nặng và dài hạn. Trước đó, khu vực này đã phải chịu lạm phát đến hơn 76% hàng năm và khả năng cao sụp đổ.

Vào năm 1991, mọi người đã nhận thấy Slobodan Milosevic – người nắm quyền cao nhất của tỉnh Serbia thời điểm đó – ông đã lấy cắp ngân khố quốc gia thông qua đòi hỏi ngân hàng trung ương Serbia hỗ trợ 1.4 tỷ USD khoản vay cho những người thân thiết của ông.

Bởi hành động này của Slobodan buộc ngân hàng trung ương in thêm khoảng tiền lớn nhằm phục vụ nghĩa vụ tài chính của chính phủ, từ xuất hình thành siêu lạm phát và bắt đầu lan rộng ra nhiều khu vực khác nhau. Giá trị tài sản khu vực hầu như bằng không, người dân náo loạn đổi hàng hóa để sinh sống. Tỷ lệ lạm phát mỗi ngày tăng lên gấp đôi, cho đến thời điểm đạt đến 313.000.000% hàng tháng.

Sau đó, chính phủ đưa ra quyết định quản lý chặt chẽ sản xuất cùng với tiền lương, không thể cung cấp lượng lớn lương thực tức thì. Kết quả, chính phủ quyết định thay thế đồng tiền khu vực thành đồng mark Đức nhằm ổn định lại nền kinh tế trong nước.

Siêu lạm phát diễn ra tại Hungary

Sau cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Hungary đã đối mặt với siêu lạm phát. Đỉnh điểm nhất là mỗi ngày giá tăng đến 207%, đây cũng là một trong những mức cao nhất trong lịch sử thế giới.

Siêu lạm phát tại Zimbabwe

Khoảng tháng 3 năm 2007, Zimbabwe cũng đối mặt với siêu lạm phát diễn ra với tỷ lệ 98% mỗi ngày, tình trạng này kéo dài đến đầu năm 2009.

Sự hình thành là từ năm 1999, sau khi Zimbabwe gánh chịu nhiều hậu quả từ hạn hán khiến GDP thâm hụt nặng nề. Điều này khiến chính phủ phải vay mượn nhiều hơn sản lượng của khu vực, bên cạnh đó còn đẩy mạnh chi tiêu công.

Zimbabwe đã tăng thuế nhằm trả thưởng đối với các chiến binh từng tham gia chiến tranh tại Congo, vay tiền từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhằm giúp cuộc sống người dân tốt hơn.

Thế nhưng, in tiền nhiều đã khiến lạm phát diễn ra khó lường. Đến hàng triệu người dân tại Zimbabwe đã phải bỏ quê hương để đến các khu vực khác sinh sống nhằm không chịu ảnh hưởng từ siêu lạm phát. Đến năm 2010, nền kinh tế Zimbabwe không thể vực dậy được nữa.

Siêu lạm phát tại Việt Nam

Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975, miền Nam Việt Nam cũng đã trải qua siêu lạm phát vì lượng cung tiền phát triển mạnh mẽ. Cuối năm 1985, Việt Nam rơi và khủng hoảng lạm phát bởi những quyết định không đúng đắn của chính sách giá, tiền lương và tiền tệ. Từ năm 1985 đến 1988, bước vào giai đoạn siêu lạm phát, tỷ lệ lạm phát dao động từ 300% đến 800% hàng năm. Sang đến năm 1986, lạm phát đạt đến 774.7% khiến nền kinh tế gặp khủng hoảng tài chính nặng nề. Hai năm sau đó vẫn không tình trạng không khả quan khi đạt tỷ lệ 323.1% năm 1987 và 393% năm 1988.

Siêu lạm phát xuất hiện khi nền kinh tế gặp khủng hoảng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng thấp khiến hàng hóa ít dần khi dòng tiền lưu thông lớn nhiều hơn nguồn cung. Cũng có thể là do quy trình chuyển đổi sang cơ chế giá thị trường đối với các sản phẩm trước kia được bao cấp thông qua tem phiếu.

Hành động hủy bỏ bao cấp hiện vật làm cho giá trị tăng cao, thúc đẩy lạm phát đến đỉnh điểm. Cho đến năm 1989, lạm phát giảm dưới 100%, Việt Nam chính thức kết thúc thời kỳ siêu lạm phát.

Giá crypto sẽ thay đổi như thế nào nếu diễn ra siêu lạm phát?

Đối với nền kinh tế truyền thống, khi xảy ra siêu lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tiền mã hóa. Khi các tiền tệ truyền thống gặp phải lạm phát lớn sẽ khiến lượng mua giảm đánh giá, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những khi lưu trữ giá trị tương đương. Tiền điện tử, nhất là đồng BTC (trang bị cơ chế giảm phát và giảm nguồn cung) nhận được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư khi xảy ra siêu lạm phát. Bitcoin được ví như vàng mã hóa hay địa điểm trú ẩn tốt nhất, vì BTC có khả năng giữ nguyên hoặc tăng giá về sau, điều này hoàn toàn ngược so với tiền pháp định.

Thực chất, lạm phát diễn ra khiến nền kinh tế không ổn định và lòng tin của người dân đối với hệ thống tài chính và tiền tệ quốc gia bị ảnh hưởng nặng. Vì thế, mọi người sẽ sử dụng crypto để trao đổi cũng như đầu tư.

Đầu tư Bitcoin được xem là biện pháp tốt bảo vệ tài sản khi xảy ra siêu lạm phát

Đầu tư Bitcoin được xem là biện pháp tốt bảo vệ tài sản khi xảy ra siêu lạm phát

Vì vậy, khi xảy ra lạm phát mọi người có thể chuyển thành crypto nhằm đảm bảo tài sản an toàn và tiến hành trade trên thị trường ổn định, phán đoán được một cách dễ dàng. Khi nhu cầu tăng cao sẽ giúp giá tiền điện tử gia tăng giá trị, có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn.

Xét về bản chất, tỷ lệ lạm phát cao trong nền kinh tế truyền thống giúp thị trường Crypto nổi bật hơn với thế mạnh: khả năng ngăn chặn lạm phát, mang tính toàn cầu và phi tập trung, hỗ trợ hệ thống tài chính thay thế các hoạt động riêng biệt cùng với cấu trúc kinh tế truyền thống. Từ đó thu hút lượng lớn khách hàng tham gia thị trường, nhất là những khu vực chứng kiến tiền mất giá nặng.

Giá cổ phiếu thay đổi như thế nào khi xảy ra siêu lạm phát?

Nếu thị trường diễn ra siêu lạm phát sẽ khiến giá cổ phiếu có những thay đổi lớn. Cũng có các trường hợp cổ phiếu được coi là tài sản hữu hình giúp ngăn chặn lạm phát. Thế nhưng, khi xuất hiện siêu lạm phát sẽ khiến nền kinh tế không ổn định, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh khi xuất hiện siêu lạm phát

Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh khi xuất hiện siêu lạm phát

Một số trường hợp giá trị cổ phiếu sẽ giảm mạnh khi doanh nghiệp đối mặt với các thử thách trong quá trình hoạt động hay kiếm lợi nhuận. Vì vậy, cần phải đánh giá được ảnh hưởng của siêu lạm phát đối với nền kinh tế, mức độ tác động đến ngành nghề và công ty mà bạn đầu tư. Từ đó, có thể đưa ra quyết định chính xác.

Kết luận

Bài viết trên của Sanforex đã đưa bạn đi tìm hiểu về siêu lạm phát là gì, cũng như những thay đổi của crypto và cổ phiếu khi siêu lạm phát xuất hiện. Qua đây các bạn cũng thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của siêu lạm phát đối với nền kinh tế của một quốc gia, thậm chí có thể lan rộng ra toàn cầu. Chính phủ và các ngân hàng trung ương cần đưa ra biện pháp và như chính sách phù hợp, kiểm soát dòng tiền hợp lý để tránh tình trạng tiền mất giá.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan