
Lạm phát lõi là gì? Vì sao được xem là chỉ báo kinh tế quan trọng? Khác với lạm phát tổng thể, lạm phát lõi phản ánh xu hướng giá cả ổn định hơn, giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá chính xác áp lực lạm phát thực sự. Vậy lạm phát lõi được tính như thế nào và có vai trò gì trong việc điều hành lãi suất? Nếu bạn đang tìm hiểu về kinh tế vĩ mô hoặc chính sách tiền tệ, bài viết sau của sanforex sẽ cung cấp góc nhìn chi tiết và dễ hiểu.
Định nghĩa về lạm phát lõi
Lạm phát lõi còn có tên gọi khác là lạm phát cơ bản với tiếng Anh là Core Inflation, được biết đây là chỉ số đo lường khả năng tăng giá hàng hóa cùng với dịch vụ tiêu dùng, không bao gồm các sản phẩm có mức giá biến động mạnh như thực phẩm hay năng lượng.
Lạm phát cơ bản còn là một thước đo được dùng phổ biến nhằm thể hiện xu hướng và các biến động chính trong giá tiêu dùng bình quân. Chỉ số này được sử dụng thêm cho các chỉ số về lạm phát chính, có tên là lạm phát tổng thể hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Lạm phát lõi là chỉ số đo lường mức tăng giá của hàng hóa và dịch vụ
Mức giá của thực phẩm và năng lượng bị thay đổi với nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, thiên tai, tấn công địa chính trị, đầu cơ thị trường hàng hóa. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng giúp nhà hoạch định chính sách (ngân hàng trung ương) có thể nhìn nhận đúng nhất về tình hình lạm phát lõi, qua đây đưa ra các quyết định liên quan đến lãi suất hay chính sách tiền tệ hiệu quả.
Mức độ quan trọng của lạm phát lõi
Sau khi đi hiểu được khái niệm Core Inflation là gì? Sanforex sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của tình trạng này như thế nào nhé.
Lạm phát cơ bản cũng thể hiện được mối quan hệ giữa mức giá hàng hóa, dịch vụ và thu nhập của người dân. Khi đó lường được chỉ số này sẽ giúp đánh giá được khả năng mua và chi tiêu của người tiêu dùng khi giá cả đang có sự thay đổi lớn.

Lạm phát lõi diễn ra ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu của người dân
Trong trường hợp mức giá tăng đều theo thời gian nhưng thu nhập của người dân vẫn không thay đổi gì, lúc này người dùng cần phải hạn chế chi tiêu khiến lượng mua giảm mạnh. Hay hiểu cách khác, lạm phát làm cho giá trị đồng tiền quốc gia giảm nhiều hơn so với mức giá của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thông thường. Còn nếu thu nhập người dân tăng mà giá cả vẫn ở mức hợp lý, người dân sẽ mạnh dạn trong việc chi tiêu, giúp hoạt động kinh tế được phát triển mạnh hơn.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, lạm phát cơ bản sẽ tác động đến khả năng tăng trưởng nền kinh tế. Khi giá tăng mạnh nhưng thu nhập không đổi, người tiêu dùng chỉ cho những sản phẩm cần thiết nhất như thực phẩm, nhiên liệu, hạn chế chi tiền vào những sản phẩm không cần thiết. Cũng chính hành vi này đã khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt việc cung vượt cầu, khiến doanh thu giảm mạnh, tình trạng xấu nhất là phá sản. Cuối cùng, nền kinh tế không còn khả năng phát triển, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mức sống người dân cũng bị tác động mạnh.
Mục tiêu của hoạt động đo lường lạm phát cơ bản
Mục tiêu của đo lường lạm phát lõi là gì? Nhờ vào chỉ số này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự ổn định và dài hạn trong lạm phát, thường dùng để giúp đưa ra những quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ. Theo đánh giá từ IMF của Ngân hàng Thế giới, hiện tại lạm phát lõi vẫn là chỉ số tốt nhất để nhìn nhận ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với lạm phát.

Đo lường lạm phát giúp đưa ra cái nhìn chính xác để áp dụng chính sách hợp lý
Đo lượng lạm phát cơ bản thể hiện được hướng đi lạm phát ổn định và dài hạn của nền kinh tế, ngăn chặn những ảnh hưởng của các biến động ngắn hạn và bất ổn từ các mức giá của xăng, dầu, lương thực,…
Chỉ số này cực kỳ quan trọng vì thể hiện chính xác nhất xu hướng của lạm phát, đây là yếu tố được các ngân hàng trung ương tìm kiếm nhằm xác định diễn biến lạm phát ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Qua đây giúp họ đưa ra những chính sách tiền tệ hợp lý để ổn định lại nền kinh tế.
Core Inflation cũng là yếu tố được các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân quan tâm, nó phản ánh được những thay đổi trong mức giá, qua đây họ có thể xây dựng kế hoạch phù hợp và có quyết định sáng suốt.
Cách thức đo lường lạm phát lõi
Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) và Cục Phân tích Kinh tế (BEA) sẽ tiến hành đo lường lạm phát cơ bản lần lượt với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE). Thông qua Chỉ số Giá tiêu dùng giúp giám sát được các biến động mỗi tháng của giá trung bình có trọng số của một rổ hàng hóa, dịch vụ. Còn PCE sẽ tính giá của các hàng hóa, dịch vụ mà từng hộ gia đình chi tiêu. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân hỗ trợ đánh giá tổng quan về giá tiêu dùng cũng như khả năng chi tiêu của con người, thấy được sự ảnh hưởng của tình trạng lạm phát lõi đối với chi tiêu sinh hoạt cơ bản.

Đo lường lạm phát dựa trên Chỉ số Giá tiêu dùng và Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân
Một số quốc gia trên thế giới dùng cách tính loại trừ và khái niệm lạm phát lõi là chỉ số tiêu dùng toàn diện đã loại trừ các yếu tố về biến động, nhất là thực phẩm và năng lượng. Các quốc gia khác còn loại bỏ các chỉ số về lãi suất, thực phẩm, năng lượng.
Chẳng hạn, tại Việt Nam loại bỏ yếu tố về thực phẩm và năng lượng, giá được Nhà nước kiểm soát, thuế gián thu và chi phí lãi vay thế chấp. Còn với Hoa Kỳ, họ chỉ không tính thực phẩm và năng lượng. Với khu vực Úc, Thụy Điển và El Salvador không công khai các chỉ số về lạm phát cơ bản thông qua cách loại trừ, họ sẽ hỗ trợ các nguồn dữ liệu phân tích, trong đó có trung bình lược bỏ và trung vị có trọng số.

Việt Nam khi đo lường lạm phát sẽ loại trừ thực phẩm và năng lượng
Ngân hàng trung ương của quốc gia Canada trước kia từng hoạt động dựa trên cơ chế mục tiêu lạm phát tổng thể, từ trước năm 2016 áp dụng CPIX là chỉ số lạm phát cơ bản thông qua hình thức loại trừ. Đến tháng 1 năm 2017, họ đã không còn dùng đến CPIX mà chuyển sang áp dụng 3 chỉ số là: trung bình lược bỏ, trung vị có trọng số và CPI-Common là chỉ số giám sát biến động giá chung của nhiều nhóm hàng trong rổ chỉ số giá tiêu dùng.
Phương pháp tính Core Inflation chính xác
Tại Hoa Kỳ, lạm phát cơ bản được xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân. Với cách tính này sẽ loại bỏ các yếu tố mang tính biến động cao như giá của thực phẩm và năng lượng để có thể đánh giá được chính xác về hướng đi lạm phát dài hạn.

Bằng thay đổi giá toàn bộ hàng hóa dịch vụ trừ thay đổi giá của năng lượng và thực phẩm
Công thức tính như sau:
Lạm phát lõi = Sự biến đổi giá của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ – Sự biến đổi giá của năng lượng và thực phẩm
Ví dụ điển hình: Theo như số liệu từ Cục Dự trữ liên bang cung cấp vào năm 2019, tỷ lệ lạm phát chung tính dựa trên CPI cho toàn diện các mặt hàng tại Hoa Kỳ là 5%. Trong đó, lạm phát riêng của nhóm thực phẩm và năng lượng là 2%.
Cách tính lạm phát lõi: 5% – 2% = 3%
Một số yếu tố quan trọng đẩy mạnh lạm phát lõi là gì?
Dưới đây là một số yếu tố làm cho lạm phát lõi ngày càng gia tăng tại các quốc gia:
- Thúc đẩy kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu mua hàng hóa và dịch vụ tăng cao, điều này làm giá cả tăng theo.
- Thị trường lao động: Một thị trường lao động có sự chặt chẽ đối với tỷ lệ thất nghiệp ít, lương gia tăng sẽ làm chi phí nhân công tăng, giá cả tăng mạnh.
- Chính sách tiền tệ: Những quyết định của ngân hàng trung ương như thay đổi lãi suất hay cung tiền sẽ ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát.
- Yếu tố toàn cầu: Khi nền kinh tế toàn cầu biến động, như tỷ giá hối đoái và giá của hàng hóa, dịch vụ cũng sẽ thúc đẩy mức độ lạm phát.
- Chi phí sản xuất: Giá nguyên vật liệu và năng lượng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất gia tăng, tạo ra lạm phát.

Lạm phát lõi sẽ chịu sự thúc đẩy của nhiều yếu tố khác nhau trong kinh tế
Những yếu tố này có tính phức tạp với nhau, mức độ quan trọng của các yếu tố sẽ biến đổi dựa trên thời gian, điều kiện kinh tế, tài chính. Cực Dự trữ Liên bang Mỹ đánh giá toàn bộ các yếu tố trên để có thể quản lý lạm phát và giúp nền kinh tế ổn định.
Những ảnh hưởng của lạm phát cơ bản đối với đầu tư
Khi một mức độ lạm phát ổn định nhưng kéo dài ở mức cao sẽ tác động đến chiến lược của từng cá nhân và tổ chức:
- Đầu tư trái phiếu: Lạm phát khiến lượng mua giảm mạnh, làm hạn chế giá trị đầu tư thu nhập cố định như trái phiếu. Vì thế, các bạn cần thay đổi danh mục đầu tư sang những tài sản khác để ngăn chặn tình trạng lạm phát.
- Đầu tư cổ phiếu: Mỗi ngành nghề mỗi doanh nghiệp sẽ có mức độ chịu ảnh hưởng lạm phát khác nhau. Với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng và nguyên vật liệu, lạm phát gia tăng sẽ kéo theo lợi nhuận và giá cổ phiếu tăng theo, nguyên nhân là các sản phẩm mà họ bán ra gia tăng. Còn với các công ty trong ngành tiêu dùng hay tiện ích sẽ chịu ảnh hưởng xấu khi tình trạng lạm phát kéo dài, nhập nguyên liệu vào với giá cao khiến chi phí tăng.
- Tài sản thực: Các loại tài sản thực như: Bất động sản, hàng hóa, kim loại quý có thể giúp chủ sở hữu phòng tránh tốt lạm phát, vì những tài sản này thường tăng giá khi lạm phát diễn ra.
- Danh mục đa dạng: Khi lạm phát tăng cao, đa dạng hóa danh mục đầu tư là điều cần thiết giúp giảm những rủi ro mà lạm phát mang lại.

Mỗi người sẽ có sức ảnh hưởng lạm phát lõi khác nhau tùy vào khả năng tài chính
Ảnh hưởng của lạm phát đối với cá nhân, gia đình sẽ khác nhau tùy thuộc vào kinh tế và cả tài chính. Chính vì vậy, các nhà đầu tư và tổ chức cần tham khảo qua đánh giá, ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định đầu tư nhé.
Kết luận
Sanforex đã giúp bạn tìm hiểu về lạm phát lõi là gì, cách xác định, cách tính cũng như ảnh hưởng của Core Inflation đối với hoạt động đầu tư. Nếu lạm phát kéo dài sẽ gây ra nhiều trở ngại cho người dân, nền kinh tế của khu vực sẽ bị suy giảm. Vì thế, khi nắm được chỉ số lạm phát sẽ giúp các cơ quan áp dụng chính sách phù hợp để giảm lạm phát hiệu quả.

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.
Các bài viết liên quan
